Thông tin, bản đồ quy hoạch tổng thể thành phố Thủ Đức TPHCM, sáp nhập từ quận 2, quận 9, quận Thủ Đức
Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019 – 2021, Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập thành phố Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập 3 quận gồm: quận 2, quận 9, quận Thủ Đức. Ngày 1 tháng 1 năm 2021, theo Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 chính thức có hiệu lực, Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương.
Bên cạnh đó, Thành phố Thủ Đức sẽ có HĐND thành phố riêng biệt. UBND của cả 3 quận sẽ sáp nhập vào 1 đầu não duy nhất là UBND thành phố Thủ Đức. Việc thành lập Thành phố Thủ Đức theo định hướng hình thành Khu đô thị sáng tạo Khu Đông, tương tác cao phù hợp với chủ trương chung về phát triển kinh tế số, phát huy năng lực, đổi mới sáng tạo.
Dưới đây, Hải Đường Villas sẽ chia sẻ thông tin, bản đồ quy hoạch tổng thể thành phố Thủ Đức giai đoạn 2021 – 2030 mới nhất!
Thông tin quy hoạch thành phố Thủ Đức TPHCM
1. Quy mô lập quy hoạch thành phố Thủ Đức
Quy hoạch Thành phố Thủ Đức bao gồm các địa giới hành chính của quận Thủ Đức, quận 2, quận 9. Phạm vi lập quy hoạch thành phố Thủ Đức được giới hạn:
– Phía Đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Đồng Nai.
– Phía Tây giáp quận 12, quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn
– Phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và quận 7 (qua sông Sài Gòn).
– Phía Bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương.
Sau khi thành lập thành phố Thủ Đức dựa trên cơ sở sáp nhập ba quận: quận 2, quận 9, quận Thủ Đức. Thành phố Thủ Đức có 34 phường trực thuộc: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trung Đông, Bình Trung Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.
2. Quy hoạch quận Thủ Đức lên Thành phố Thủ Đức
Thành phố Thủ Đức tọa lạ tại cửa ngõ phía Đông của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, là đầu mối của các tuyến giao thông kết nối Thành phố Thủ Đức với các tỉnh Đông Nam Bộ như: Xa lộ Hà Nội, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, Đại lộ Phạm Văn Đồng – Quốc lộ 1K. Ngoài ra, khu vực Thành phố Thủ Đức còn sở hữu tuyến đường sắt metro Bến Thành – Suối Tiên kết nối trung tâm thành phố ra ngoại thành, tuyến metro số 1 dự kiến sẽ được đưa vào vận hành tư năm 2022.
Hiện tại, thành phố Thủ Đức đang được chính quyên Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng theo định hướng trở thành Khu đô thị sáng tạo khu Đông với các ngành công nghệ, dịch vụ, thương mại làm mũi nhọn.
Định hướng quy hoạch chi tiết quận Thủ Đức sau khi lên Thành phố Thủ Đức:
– Định hướng cho quận Thủ Đức, chủ tịch UBND TP.HCM vạch ra những việc cần làm trước mắt là phát triển trung tâm thương mại, mua sắm, dịch vụ, ẩm thực ở trạm dừng của tuyến đường sắt metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), hỗ trợ thủ tục để hình thành 4 trung tâm thương mại, 2 đại siêu thị dọc theo tuyến đường chính.
– Ngoài ra, quận cần sớm thành lập trung tâm logistics với diện tích 74 ha tại phường Linh Trung, nâng cấp mở rộng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức trở thành chợ đầu mối hiện đại, có quy mô lớn nhất khu vực miền Nam.
– Đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông với các công trình trọng điểm gồm: Hầm chui Mỹ Thủy, Cầu Thủ Thiêm 2, đường nối từ cảng Cát Lái ra đường Vành Đai 2, Cầu Thủ Thiêm 3, cầu đi bộ kết nối Quận 1 với khu đô thị Thủ Thiêm.
– Ngoài ra, Thành phố Thủ Đức sẽ là hình mẫu của phát triển khu đô thị xanh cửa ngõ thành phố. Vì thế UBND TP.HCM mong muốn các quận hạn chế việc điều chỉnh quy hoạch cây xanh, công viên và tăng mảng xanh tại các tuyến đường giao thông và hành lang sông, rạch.
3. Quy hoạch trung tâm TP Thủ Đức
Theo nghị định của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, phường Trường Thọ của quận Thủ Đức hiện nay sẽ trở thành trung tâm hành chính của thành phố Thủ Đức mới với các ưu điểm sau:
– Phường Trường Thọ nằm vị trí của ngõ Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực phường Trường Thọ có 3 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt metro. Phường Trường Thọ có nền tảng quy hoạch đồng bộ với quỹ đất phát triển các công trình công công, văn hóa, giải trí lớn. Quy hoạch 1/2000 của Khu đô thị Trường Thọ cũng được điểu chình để sớm thực thiện hàng loại dự án phụ vụ nhu cầu phát triển của Thành Phố Thủ Đức mới.
– Phường Trường thọ được định xướng xây dựng thành một khu đô thị mới nằm dọc tuyến đường Xa Lộ Hà Nội và tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên. Di rời cụm cảng IDC Trường Thọ và nhà máy sản xuất xi mang Hà Tiên, công ty thép Thủ Đức và một số khu đất của các nhà máy xí nghiệp.
“Cùng với trung tâm đô thị Trường Thọ, để tạo điểm nhấn, điểm khác biệt cho thành phố Thủ Đức so với các thành phố khác như kỳ vọng của trung ương, TPHCM cần có 7 khu đô thị gắn trong quy hoạch chung của thành phố cũng như quy hoạch vùng” – TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn hiến kế.
– Theo ông, đầu tiên TP.HCM nên xây dựng trung tâm tài chính Thủ Thiêm có tầm như trung tâm tài chính Hồng Kông, Thượng Hải,… với những tập đoàn hàng đầu thế giới đặt trụ sở.
– Thứ hai là khu đô thị công nghệ cao với hạt nhân là Khu công nghệ cao có sẵn tại Quận 9, vừa nghiên cứu vừa sản xuất các sản phẩm công nghệ tiên tiến.
– Thứ ba là Khu đô thị đại học quốc gia và hệ thống ĐHQG TP.HCM, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, ĐH Fullbright Việt Nam, ĐH Nông Lâm, chi nhánh các trường đại học của các tỉnh lân cận… cùng hợp tác, kết nối với nhau chia sẻ cơ sở hạ tầng giáo dục, thư viên, phòng thí nghiệm, khu thể dục thể thao, nguồn nhân lực.
– Thứ tư là xây dựng khu đô thị hoàn toàn mới đó là khu đô thị logistics nằm trong quy hoạch kết nối với các tỉnh Đông Nam Bộ, khu đô thị sẽ cung cấp dịch vụ đi lại và vận chuyển hàng hóa của cả khu vực phía Nam.
– Thư năm là xây dựng một khu đô thị sáng tạo mang tính tổng hợp, tạo điều kiện cho các những nhà nghiên cứu, sáng chế tận dụng những “tài nguyên” thông tin của các khu đô thị để nghiên cứu, thử nghiệm các sản phẩm mới ứng dụng vào công nghệ.
– Thứ sáu là xây dựng khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc – nơi sẽ tổ chức các sự kiện thể dục thể thao lớn của TP.HCM và cả nước thậm chí là khu vực Đông Nam Á.
– Cuối cùng là khu đô thị nông nghiệp công nghệ cao cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người dân thành phố Hồ Chí Minh. Khu đô thị nông nghiệp có chức năng là vành đai xanh, lá phổi cho thành phố cũng như phục vụ chống ngập cho trung tâm thành phố.
4. Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông Thành phố Thủ Đức
Theo đề án phát triển hạ tầng giao thông của TP.HCM giai đoạn từ năm 2021 đến 2030, cần 852.500 tỉ để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Trong đó, có nhiều công trình giao thông trọng điểm phía Đông gồm: cao tốc TP.HCM – Long Thành, nút giao thông An Phú, nút giao thông Mỹ Thủy, đường Vành đai 3, cầu Cát Lái, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dài 19,7 km (đang xây dựng dự kiến hoành thành 2022),…
4.1 Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (đoạn 4 km đầu)
Đường cao tốc này bắt đầu tại nút giao với Đại lộ Mai Chí Thọ tại quận 2(TP.HCM) chạy về hướng Đông 4 km và cắt với đường Vành Đai 2 tại nút giao lớn. Qua khỏi Cầu Long Thành con đường tiếp tục về hướng Đông Nam và giao với Quốc lộ 51 (AH17) tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Tuyến đường giúp kết nối giao thông, kinh tế giữ TP.HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ TP.HCM – Phan Thiết còn 3 giờ thay vì 5 giờ, TP.HCM – Vũng Tàu còn 1,5 giờ.
Bộ GTVT kiến nghị mở rộng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành lên 8 làn xe vào năm 2025 với vốn đầu tư hơn 9.800 tỷ đồng. Đây được xem là tuyến đường huyết mạch giúp thúc đẩy sự phát triển của khu Đông Sài Gòn và cả TP.HCM.
4.2. Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)
Đây là động lực lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu Đông và thị trường BĐS mà “Thành phố Thủ Đức” đang có. Tuyến tàu điện ngầm này được khởi công xây dựng tư năm 2012 và dự kiến hoàn thành năm 2022.
Dù chưa hoàn thành nhưng trước đó, dự án tuyến metro số 1 đã tác động rất lớn đến thị trường BĐS khu Đông thành phố Hồ Chí Minh, cùng hàng loạt dự án cao ốc, chung cư, biệt thự chạy dọc theo tuyến metro này.
Theo các chuyên gia trong ngành, dự án giao thông này được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo giao thông của “Thành phố Thủ Đức” giúp giảm tải kẹt xe, tiết kiệm thời gian di chuyển vào trung tâm thành phố.
4.3. Bến xe Miền Đông mới
Bến xe Miền Đông mới đi vào hoạt động tạo thêm cú hích cho sự phát triển kinh tế của “Thành phố Thủ Đức”. Bến xe miền Đông là bến xe có quy mô lớn nhất cả nước với diện tích 16 ha, lớn gấp 4 lần bến xe cũ. Dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 4.000 tỉ đồng.
Bến xe Miền Đông có tổng diện tích 160.370,2 m2 trong đó diện tích bãi đỗ ôtô chờ vào vị trí đón khách là 29.880m2, diện tích bãi đỗ xe dành cho phương tiện khác là 21.000m2, diện tích phòng chờ khách là 1.152m2.
Bến xe Miền Đông mới nằm tại cửa ngõ phía Đông thành phố được cho sẽ giúp giảm tải sự kẹt xe trung tâm thành phố, tăng khả năng vận chuyển hành khách giữa các tỉnh với TP.HCM.
4.4. Đại lộ Phạm Văn Đồng
Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối toàn bộ khu vực Đông Bắc với Trung tâm Thành phố. Tuyến đường đại lộ Phạm Văn Đồng đi qua các quận gồm: quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, đại lộ Phạm Văn Đồng là tuyến đường huyết mạch với chiều dài 13,6km, rộng 30 – 60m2 với 12 làn xe.
Sau khi được đưa vào hoạt động đại lộ Phạm Văn Đồng góp phần giảm tải ùn tắc giao thông đồng thời giảm thời gian di chuyển đến các khu vực trung tâm thành phố. Cũng như kết nối trung tâm TP.HCM với các tỉnh lân cận như: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua quốc lộ 1A.
4.5. Hầm chui Mỹ Thủy
Dự án nút giao thông này là dự án giao thông trọng điểm của Tp.HCM với tổng số vốn đầu tư gần 2.400 tỉ đồng. Một khu dự án được hoàn thành sẽ giúp giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông, đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hàng hóa ra vào cảng Cát Lái và kết nối với đường Vành Đai 2 từ cầu Phú Mỹ lên cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Đồng thời, dự án còn góp phần tăng cường an toàn giao thông của nút giao thông này.
4.6 Hầm Thủ Thiêm
Đây là hạng mục công trình giao thông quan trọng nhất đại lộ Đông Tây đồng thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự phát triển kinh tế khu Đông TP.HCM và thành phố Thủ Đức. Hầm Thủ Thiêm giúp kết nối trục giao thông Đông – Tây, kết nối trung tâm quận 1 với khu đô thị mới Thủ Thiêm.
4.7. Cầu Thủ Thiêm 2
Cầu Thủ Thiêm 2 dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021, kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2) với khu trung tâm Tp.HCM (Quận 1). Cầu Thủ Thiêm 2 sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế của khu đô thị Thủ Thiêm, đồng thời giảm tải áp lực giao thông cho khu vực trung tâm thành phố.
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 2 TPHCM
1. Quy mô, tính chất lập quy hoạch quận 2 TPHCM
Quy mô quy hoạch quận 2 TPHCM trước khi thành lập thành phố Thủ Đức bao gồm các địa giới hành chính của quận 2, với tổng diện tích tự nhiên 49,79 km². Phạm vi quy hoạch được giới hạn bởi:
– Phía Đông giáp quận 9
– Phía Tây giáp quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn.
– Phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 7 (qua sông Sài Gòn).
– Phía Bắc giáp quận Thủ Đức và quận 9.
Quận 2 với tính chất và tính năng quy hoạch định hướng theo: Dịch vụ – Thương mại – Công nghiệp. Tầm nhìn phát triển đô thị Quận 2 trong tương lại vẫn được xác định là một quận nội thành mở rộng với các chức năng chủ yếu là Thương Mại – Dịch Vụ – Công Nghiệp – Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch.
2. Thông tin, bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận 2 Thành phố Thủ Đức
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận 2 năm 2021 được chia theo các chỉ tiêu sau:
2.1. Phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch

Phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch
2.2. Kế hoạch thu hồi đất năm 2021:

Kế hoạch thu hồi đất năm 2021
2.3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021:

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021
2.4. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2021:

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận 2
3. Thông tin, bản đồ quy hoạch KĐT Thủ Thiêm quận 2
Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một trong những phân khu quan trọng nhất Quận 2. Toàn bộ Khu đô thị mới Thủ Thiêm được xây dựng trên diện tích 737 ha, được quy hoạch phục vụ cho tổng số dân 130.000 người tịa chỗ, 350.000 người làm việc/ngày và khách vãn lai trên 1.000.000 người/ngày. Trong đó toàn bộ diện tích mặt bằng, sẽ có 657ha được quy hoạch mới hoàn toàn, 80ha là khu đô thị hiện hữu được nâng cấp, chỉnh trang lại.

Bản đồ quy hoạch phát triển không gian quận 2
Bán đảo Thủ Thiêm mới có 5 tuyến đường chính gồm: đường Mai Chí Thọ, Đường ven sông Sài Gòn, Đường ven hồ Trung Tâm, địa lộ vòng cung và đường châu thổ trên cao. KĐT Thủ Thiêm có tổng cộng 4 cây cầu bắt qua quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Quận 4 và Quận 7 và 2 Cầu bắt qua quận 1, 1 hầm kết nối quân 1. Có thể thấy khi hoàn thành hạ tầng giao thông, khu đô thị Thủ Thiêm sẽ kết nối rất mượt mà với các khu vực của thành phố.
Một số dự án công trình công cộng, nhà ở quy hoạch đang hoàn thiện gồm: công viên bờ sông Sài Gòn, Quảng trường trung tâm, khu dân cư Đại Quang Minh các phân khu R1, R2, R3, R4 và khu daanc ư Thế Kỉ 21…
Quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2 được chia làm các phân khu:
3.1. Phân khu số 1
Các nhà đầu tư mong muốn phát triển khu chức số 1, quy mô khoảng 11 ha. Công trình điểm nhất gồm:
– Tòa tháp văn phòng kỳ vọng sẽ là trung tâm tài chính, chứng khoán lớn nhất Đông Nam Á.
– Dự án trung tâm Hội nghị Triển Lãm và Khu phức hợp khách sạn – thương mại – dịch vụ.
– Dự án Quảng trường Trung tâm, Công viên dọc bờ sông Sài Gòn.
3 doanh nghiệp Mỹ cùng đề nghị tham gia vào phát triển dự án gồm: Steelman Partners, Cantor Fitzgerald là tổ chức tài chính đầu tư, Weidner Resorts (thuộc Weidner Holdings) – với tổng số vốn đầu tư 4 tỷ USD.
3.2. Khu 2A
Khu chức năng 2A được Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) và đối tác Nhật Bản (Mitsubishi và Toshiba) cam kết đầu tư từ năm 2014 với tổng số vốn đầu tư 2 tỷ USD. Dự án có tên Eco Smart City triển khai khu dân cư – trung tâm thương mại – dịch vụ thông minh trên khu đất 10ha.
3.3. Khu 2B
Tại khu chức năng 2B, liên doanh giữ CTCP Tiến Phước, Công ty TNHH Trần Thái và Công ty TNHH Denver Power (công ty thành viên của quỹ đầu tư GAW Capitak Partners) đã khởi công xây dựng dự án Empire City, trong đó gồm tòa nhà cao 86 tầng với tổng số vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, khu phức hợp căn hộ cao cấp, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại cao cấp, khách sạn 5 sao…theo tiêu chuẩn quốc tế. Tòa nhà 86 tầng với thiết kế kiến trúc độc đáo sẽ là điểm nhấn của Khu đô thị mới Thủ Thiêm và thành phố Thủ Đức.

Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm quận 2
3.4. Khu 2C
Khu chức năng 2C thuộc khu lõi trung tâm của Khu đô thị mới Thủ Thiêm có chức năng chính là khu thể thao – giải trí 0 văn hóa. Khu 2C sẽ góp phần tạo hoàn thiện hạ tầng của khu đô thị thu hút các nhà đầu tư và tạo môi trường sống tiện nghi, đẳng cấp cho cộng đồng dân cư.
3.5. Khu 3, 4
Khu 3, 4 là 2 phân khu chức năng là khu nhà ở hỗn hợp, thương mại đa chức năng với các công trình công cộng phụ vụ cộng đồng gồm: trường học quốc tế, nhà bảo tàng, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, bệnh viện, cơ quan hành chính địa phương.
3.6. Khu 5, 6 (khu đô thị Sala Đại Quang Minh)
Toàn bộ khu chức năng số 5, 6 được giao cho Công ty Đại Quang Minh theo hình thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm phát triển cơ sở hạ tầng cho Thủ Thiêm, bao gồm xây dựng 4 tuyến đường chính, cầu Thủ Thiêm 2 và cầu đi bộ kết nối quận 1. Đại Quang Minh sẽ phát triển khu dân cư rộng 80ha gần phía Nam đại lộ Mai Chí Thọ và 11 lô đất rộng 20ha gần phía Bắc tuyến đường. Theo kế hoạch, công ty sẽ xây dựng một khu đô thị nằm gần vùng châu thổ phía Nam rộng 150ha, gồm 234 biệt thự, 395 nhà phố và 5.600 căn hộ cùng các hạng mục công trình công cộng…
3.7. Khu 7
Khu 7 được quy hoạch gồm các công trình:
– Dự án Khu dân cư phía Đông
– Khu tái định cư thuộc Chương trình 12.500 căn hộ tái định cư của Thành Phố Hồ Chí Mình.
– Dự án Trường tiểu học và Trung học cơ sở.
– Dự án Khu Phức hợp bến Du thuyền.
– Dự án Khách sạn & resort cao cấp phía Đông.
3.8. Khu 8
Khu 8 được giao cho tập đoàn Vingroup xây dựng khu sinh thái lâm viên.
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 9, thành phố Thủ Đức
1. Quy mô, tính chất lập quy hoạch quận 9 TPHCM
Trước khi sáp nhập vào thành phố Thủ Đức, quy hoạch quận 9 TPHCM có quy mô 113,97 km², bao gồm toàn bộ địa giới hành chính quận 9. Phạm vi lập quy hoạch quận 9 được giới hạn bởi:
– Phía Đông giáp huyện Long Thành và thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với ranh giới tự nhiên là sông Đồng Nai.
– Phía Tây giáp quận Thủ Đức với ranh giới là Xa Lộ Hà Nội.
– Phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 2.
– Phía Bắc giáp thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tính chất của khu vực quy hoạch: quận 9 là đơn vị hành chính cấp quận, tính chất chức năng có thay đổi so với quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 1999: Khu dân dụng thương mại – dịch vụ, du lịch, văn hóa, đào tạo giáo dục và tiểu thủ công nghiệp, công nghệ cao của thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thông tin, bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận 9, Thành phố Thủ Đức
Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của quận 9 theo các chỉ tiêu chi tiết như sau:
2.1. Kế hoạch phân bổ diện tích các loại đất trong năm 2021

Phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch (Click để xem ảnh lớn hơn)
2.2. Kế hoạch thu hồi đất năm 2021

Kế hoạch thu hồi đất năm 2021 (Click để xem ảnh lớn hơn)
2.3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021:

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021 (Click để xem ảnh lớn hơn)
2.4. Kế hoạch đưa quỹ đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2021

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận 9 (Click để xem ảnh lớn hơn)
Bạn cũng có thể tra cứu quy hoạch quận 9 tại: https://quyhoach-quan9.hochiminhcity.gov.vn/KioskPlan1.aspx
3. Thông tin, bản đồ quy hoạch phát triển không gian quận 9 Thành phố Thủ Đức
3.1. Các khu nhà ở: Hiện hữu ổn đỉnh chỉnh trang và xây dựng phát triển mới:
– Khu nhà ở hiện hữu ổn định chỉnh trang: vị trí phía Tây Bắc quận 9, giới hạn từ Xa lộ Hà Nội đến Rạch Chiếc và khu công nghệ cao quận 9 (bao gồm các khu dân cư tại phường Phước Bình, phường Phước Long A, phường Phước Long B, phường Tăng Nhơn Phú A, phường Tăng Nhơn Phú B, Phường Hiệp Phú, phường Tân Phú, phường Long Thạnh Mỹ).
– Khu nhà ở xây đựng phát triển mới: vị trí phần còn lại của quận 9 (bao gồm các khu dân cư tại phường Phú Hữu phường Long Trường, phường Trường Thạnh, phường Long Bình và phường Long Phước).
3.2. Dịch vụ đô thị:
a) Hệ thống trung tâm cấp khu vực và thành phố: dự kiến bố trí quy hoạch 2 khu trung tâm thương mại – dịch vụ đa chức năng bao gồm:
– Khu trung tâm thương mại – dịch vu – văn hóa giải trí với quy mô 97ha tại phường Long Bình.
– Khu trung tâm thương mại – dịch vụ đa chức năng phía Đông thành phố (khu đô thị mới Tam Đa): quy mô khoảng 140 – 150ha. Vị trí tại phường Trường Thạnh và phường Long Trường.
b: Công trình công cộng quạn 9 gồm:
– Khu trung tâm hành chính quận 9: quy mô 34 ha, tập trung các công trình công cộng cấp quận về hành chính, công viên cây xanh, khu thể dục thể thao, nhà sinh hoạt cộng đồng, bảo tàng di tích.
– Cụm công trình công cộng cấp thành phố dự trữ thuộc khu đô thị mới Tam Đa tại phường Trường Thạnh.
c) Mạng lưới giáo dục đào tạo
– Quy hoạch mạng lưới giáo dục các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học phố thông, trường dạy nghề phù hợp với mật độ dân cư của quận.
– Xây dựng, nâng cấp phát triển mới các công trình giáo dục trên địa bàn quận 9, TP.HCM theo Quyết định số 48/QĐ-UB ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân quận 9.
d) Mạng lưới y tế:
– Y tế dự phòng: xây mới 2 trung tâm y tế dự phòng quận (quy mô khoảng 5.000m2/cơ sở): xây dựng 5 phòng khám bệnh xã hội (quy mô khoảng 3.000m2/cơ sở); 5 trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng (quy mô khoảng 3.000m2/cơ sở).
– 13 trạm y tế phường: nâng cấp trang thiết bị và xây mới trạm y tế tại cụm dân cư ( quy mô 150 – 500m2/cơ sở).
– Nâng cấp bệnh viện 7C hiện hữu, xây mới Viện điều dưỡng 500 giường bệnh tại phường Long Trường (quy mô 15,3 ha), xây dựng mới bệnh viện đa khoa tại phường Long Bình (quy mô 13,82 ha).
– Khuyết khích tư nhân đầu tư phát triển hệ thống y tế, bệnh viện tư nhân, bệnh viện quốc tế trên địa bàn quận 9.
e) Mạng lưới thể dục – thể thao – giải trí
– Theo tiêu chuẩn quy hoạch mạng lưới cơ sở vật chất thể dục thể thao được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 01/2003/QĐ-UB ngày 03 tháng 01 năm 2003, chỉ tiêu diện tích đất thể dục thể thao đối với cấp quận 0,6m2/người.
– Xây dụng khu thể dục thể thao cấp thành phố tại khu sân Golf Thủ Đức hiện hữu tại phường Long Thạnh Mỹ, phường Long Bình (quy mô 285ha). Khu thể thao giải trí – sinh thái tại phường Long Bình, phường Long Phước ( quy mô khoảng 520 – 540ha), khu huấn luyện thể thao tại khu dân cư Tây Tăng Long, phường Long Trường (quy mô khoảng 30ha): tại phường Phú Hữu ( quy mô khoảng 15ha).
– Nâng cấp xây dựng các công trình thể thao cấp quận, cấp phường.
f) Công viên cây xanh, hồ nước
– Khu công viên Lịch sử dân tộc – văn hóa và khu du lịch Suối Tiên: quy mô 450 ha. Vị trí tại phường Long Bình và phường Tân Phú.
– Bố trí quy hoạch công viên cây xanh tại các khu dân cư, đảm bảo tiêu chí 7 – 8m2/người.
– Xây dựng phát triển các công viên sinh thái tập trung tại các phường Long Phước, phường Long Bình, phường Trường Thạnh và phường Long Trường.
– Xây dựng công viên dọc theo bờ sông, kênh rạch theo quy định hành lang bờ sông.
– Cải tạo hệ thống công viên cây xanh hiện hữu, ưu tiên quy hoạch công viên tại vị trí di rời các nhà máy xí nghiệp gây ôi nhiễm môi trường.
3.3. Công nghệ – công nghệ cao
– Cơ sở công nghiệp được giữ lại: nhà máy dệt Phong Phú ( quy mô 16ha), tại phường Tăng Nhơn Phú B.
– Khu công nghiệp Phú Hữu: quy mô 114ha, tại phường Phú Hữu. Tập trung các cơ sở sản xuất không ôi nhiễm trên địa bàn quận và khai thác tiềm năng vận tải của Sông Đồng Nai.
– Khu công nghệ cao: quy mô 913ha, tại phường Tăng Nhơn Phú Á, phường Long Thạnh Mỹ, phường Tân Phú. Dự kiến phát triển khu công nghệ cao thứ 2 quy mô 200 ha tại phường Long Phước.
3.4. Các chức năng đô thị khác:
Các khu vực có công trình di tích lịch sử, văn hóa cần được bảo tồn: Khu công viên lịch sử văn hóa dân tộc (phường Long Bình), khu di tích vùng Bưng Sáu Xã (phường Long Trường, phường Phú Hữu), khu du lịch Vườn Cò (phường Long Thạnh mỹ).
Các khu vực xây dựng công trình tôn giáo, tín ngường: các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng hiện hữu được nâng cấp chỉnh trang. Các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc được khoanh vùng bảo vệ, tôn tạo giữ gìn. Quản lý, bảo dưỡng duy trì các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa.
Các viện nghiên cứu khoa học, công nghệ, sinh học, giáo dục bao gồm:
– Các trường đại học và cơ sở đào tạo hiện hữu nâng cấp và chỉnh trang với quy mô 90,22ha.
– Khu các trường đại học và cơ sở xây dựng mới, quy mô khoảng 222,8ha: bao gồm các trường đại học cao đẳng, đại học Kiến Trúc, Đại học Sân Khấu – Điện Ảnh, Đại học quốc tế Fullgright…
Các cơ quan, tổ chức hiện hữu chỉnh trang: quy mô khoảng 10ha, ven Xa Lộ Hà Nội tại các phường Phước Long A, phường Hiệp Phú.
Nghĩa trang, nhà tang lễ:
– Khu nghĩ trang liệt sỹ thành phố Hồ Chí Minh: quy mô 34 ha tại phường Long Bình.
– Khu công viên nghĩa trang quạn 0: quy mô khoảng 19ha tại phường Long Bình.
4. Thông tin, bản đồ quy hoạch hạ tầng giao thông quận 9 Thành Phố Thủ Đức
Về giao thông đường bộ nội bộ: trên cơ sở các tuyến đường chính hiện hữu, dự kiến nâng cấp mở rộng lộ giới. Tổng chiều dài quy hoạch các tuyến giao thông mới là 250,272 km.
Về giao thông đường bộ đối ngoại: Dự kiến cải tạo và xây dựng mới 6 tuyến đường trong đó có 2 tuyến đường hiện hữu là đường Xa Lộ Hà Nội (quốc lộ 52), Xa Lộ Hà Nội (quốc lộ 1A) và 4 tuyến đường dự phòng gồm: cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. Bố trí 1 depot cho tuyến metro số 1 tại phường Long Trường, quy mô khoảng 40ha.
Về giao thông đường sắt đô thị: tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Bố trí 1 Depot Suối Tiên thuộc phường Long Bình, quy mô 27ha.
Về giao thông đường thủy: Theo định hướng chung về giao thông đường sông rạch bao gồm: sông Đồng Nai, Sông Tắc, rạch Chiếc – rạch Trau Trảu, rạch Ông Nhiều.
Về bến xe đối ngoại, bái đậu xe: Dự kiến xây dựng các kho bãi đậu xe với tổng diện tích 168,21 ha.
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Thủ Đức TPHCM
1. Quy mô, tính chất lập quy hoạch quận Thủ Đức
Trong kế hoạch phát triển của thành phố Thủ Đức năm 2021, quận Thủ Đức (cũ) đóng vai trò là trung tâm của Thành Phố Thủ Đức. Theo đó trước khi sáp nhập quy hoạch quận Thủ Đức bao gồm địa giới hành chính của quận, có diện tích tự nhiên 47,80 km². Phạm vi lập quy hoạch quận Thủ Đức được giới hạn bởi:
– Phía Đông giáp quận 9 với ranh giới là Xa Lộ Hà Nội.
– Phía Tây giáp quận 12 và quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp với ranh giới là sông Sài Gòn.
– Phía Nam giáp quận Bình Thạnh và quận 2.
– Phía Bắc giáp các thành phố Dĩ An, Thuận An tỉnh Bình Dương.
Tính chất quy hoạch quận Thủ Đức:
– Trung tâm kinh tế sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tập trung, trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm hành chính của Thành Phố Thủ Đức (phường Trường Thọ).
– Trung tâm chuyên ngành về giáo dục đào tạo đại học và trên đại học (Làng Đại Học Thủ Đức).
– Khu thể thao kết hợp du lịch, nghỉ ngơi giải trí với cảnh quan sông nước và làng nghề truyền thống.
– Khu dân cư mới giúp giảm tải mật độ dân cư cho khu vực trung tâm thành phố.
– Nơi tập trung công trình hạ tầng đầu mối của thành phố Thủ Đức.
2. Thông tin, bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Thủ Đức
2.1. Cơ cấu sử dụng đất
Tổng diện tích đất dân dung: 3.306,79 ha, chiếm tỷ lệ 69,40% trong đó:
– Đất ở: 1.994,80 ha chiếm tỷ lệ: 41,87%
– Đất công trình công cộng: 257,49 ha, chiếm tỷ lệ 5,40%
– Đất công viên cây xanh: 415,50 ha, chiếm tỷ lệ 8,72%
– Đất giao thông đối nội: 438,99 ha, chiếm tỷ lệ 9,21%
– Đất hỗn hợp: 200,10 ha, chiếm tỷ lệ 4,20%
Đất khác trong khu dân dụng: 279,40 ha, chiếm tỷ lệ: 5,86 %
Trong đó:
– Đất công trình công cộng cấp thành phố và Trung ương: 228,00 ha, chiếm tỷ lệ 4,79%
– Đất tôn giáo: 51,40 ha, chiếm tỷ lệ 1,08%
Đất ngoài dân dụng: 1.178,70 ha, chiếm tỷ lệ 24,74% trong đó:
– Đất giao thông đối ngoại: 536,00 ha, chiếm tỷ lệ 11,25%
– Đất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – kho hàng – bãi xe: 162,30 ha, chiếm tỷ lệ 3,41%.
– Đất công trinh đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 99,60 ha, chiếm tỷ lệ 2,09%
– Đất du lịch sinh thái nghỉ dưỡng: 30,00 ha, chiếm tye lệ 0,63%
– Đất quốc phòng: 30,70 ha, chiếm tye lệ 0,95%
– Sông rạch: 264,20 ha, chiếm tỷ lệ 5,54%
– Đất nghĩa trang: 10,50 ha, chiếm tỷ lệ 0,22%
2.2. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất:
Đất dân dụng: 60,12 m2/người
– Đất ở: 36,27 m2/người
– Đất công trình công cộng: 4,68m2/người
– Đất công viên cây xanh: 7,55 m2/người
– Đất giao thông đối nội: 7,98 m2/người
– Đất hỗn hợp : 3,64 m2/người
Quy mô dân số : 550.000 người
Mật độ xây dựng 10 – 35%
– Khu dân cư mật độ xây dựng: 30 – 35%
– Khu công trình công cộng: 25 – 30%
– Khu công viên: 5 – 10%.
Tầng cao xây dựng:
– Tối thiểu: 2 tầng
– Tối đa 30 tầng

Bản đồ quy hoạch quận Thủ Đức
3. Thông tin, bản đồ quy hoạch hạ tầng giao thông quận Thủ Đức
Quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ có chức năng đối ngoại, kết nối vùng, khu vực đô thị kế cận gồm đường Xa Lộ Hà Nội (quốc lộ 52), quốc lộ 1A, đường Vành Đai 2, Đường Tân Sơn Nhất – Bình Lời ( đoạn đường nằm trong kế hoạch dự phóng), Quốc lộ 13, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 43, đường nối Quốc lộ 13 – cầu Thanh Đa – Thủ Đức, đường nối Vành Đai 2 – cầu Thanh Đa – Thủ Đức.
Kế hoạch nâng cấp, mở rộng lộ giới các tuyến đường chính hiện hữu gồm: đường Kha Vạn Cân, đường Võ Văn Ngân, đường Đặng Văn Bi, đường Linh Trung, đường Tô Vĩnh Diện, đường Ngỗ Chí Quốc…kết hợp dự phóng các tuyến đường như: đường Hồ Văn Tư nối dài, đường Tam Bình nối dài, đường ven sông Sài Gòn, đường song hành Quốc lộ 13, mở rộng quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu – cầu Vĩnh Bình)…
Về giao thông đường sắt đô thị gồm tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) và tuyến đường sắt đô thị số 3 (Quốc lộ 13 – Bến Xe Miền Đông – Cây Gõ) chạy theo hành lang Quốc Lộ 13.
Về giao thông đường thủy: quy hoạch các tuyến sông kênh rạch trên địa bàn theo chức năng giao thông đường thủy theo quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2030.
4. Thông tin, bản đồ quy hoạch phát triển không gian quận Thủ Đức
4.1. Cơ cấu tổ chức không gian:
Điều chỉnh quy hoạch chung không thay đổi theo hướng ưu tiên phát triển so với quy hoạch xây dựng chung năm 1999, bổ sung thêm và thay đổi cục bộ không gian đô thị như sau:
– Khu trung tâm hành chính quận Thủ Đức vẫn tiếp tục giữ ở phường Tam Phú nhưng thu hẹp quy mô diện tích. Phường Trường Thọ sẽ trở thành trung tâm hành chính của thành phố Thủ Đức.
– Khu công nghiệp và cụm công nghiệp: khu công nghiệp tập trung tại phía Tây Bắc (Bình Chiểu) và Đông Bắc (Linh Trung) của quận, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại phường Linh Xuân. Chuyển đổi công năng của cụm cảng Trường Thọ, cụm công nghiệp xi măng Hà Tiên thành trung tâm hành chính – thương mại – dịch vụ.
– Khu giao dục đào tạo: tiếp tục phát triển khu Đại học Quốc Gia (phường Linh Trung).
– Khu công viên vui chơi giải trí: tập trung tại phường Tam Phú, kết hợp cùng khu liên hợp thể thao tại Rạch Chiếc. Nâng cấp phát triển trục đường thương mại – dịch vụ – giải trí Võ Văn Ngân.
Hành lang phát triển chính như:
– Hướng Đông Bắc – Tây Nam: Trục Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành dai ngoài và trục dọc Xa Lộ Hà Nội.
– Hướng Đông Nam – Tây Bắc: trục Vành đai phía Đông – Tỉnh lộ 43 và trục dọc Quốc lộ 13.
Các hành lang phụ gồm các tuyến đường vòng cung Vành Đai Ngoài, đường Võ Văn Ngân và đường dọc sông Sài Gòn.
4.2. Thông tin quy hoạch khu chức năng quận Thủ Đức
4.2.1. Các khu ở:
Chỉnh trang nâng cấp các khu ở hiện hữu, tổ chức tạo thêm quỹ đất cho công trình công cộng, công viên cây xanh giúp cải thiện chất lượng sống của dân cư.
Quận Thủ Đức được quy hoạch chia tiết thành 5 phân khu ở như sau:
a) Khu ở 1: Khu dân cư thấp tầng xen cài chung cư trung – cao tầng dọc theo tuyến metro số 1 phía Đông Bắc gồm phường Linh Xuân, phường Linh Chiểu.
– Quy mô diện tích: 1234,38 ha (kể cả diện tích Đại học Quốc Gia).
– Quy mô dân sơ dự kiến: 140.000 người
– Mật độ xây dựng: 28 – 32%
– Tầng cao: 3 – 25 tầng
b) Khu ở 2: Khu phức hợp thương mại dịch vụ – căn hộ hiện đại phía Đông Nam gồm phường Trường Thọ và phường Bình Thọ.
– Quy mô diện tích: 620,5 ha
– Quy mô dân số dự kiến: 90.000 người.
– Mật độ xây dựng: 30 – 35%
– Tầng cao: 2 – 20 tầng
c) Khu ở 3: Khu dân cư đa chức năng thấp và cao tầng bờ Sông Sài Gòn Phía Tây Nam gồm phường Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh.
– Quy mô diện tích: 1412,3 ha (kể cả sông Sài Gòn)
– Quy mô dân số dự kiến: 110.000 người
– Mật độ xây dựng: 24 – 28%
– Tầng cao: 2 – 30 tầng
d) Khu ở 4: Khu dân cư thấp tầng đến 12 tầng dọc tỉnh lộ 43 phía Tây Bắc quận tại phường Bình Chiểu và phường Tam Bình.
– Quy mô diện tích: 758,7 ha (kể cả sông Sài Gòn)
– Quy mô dân số dự kiến: 105.000 người.
– Mật độ xây dựng: 30 – 35%.
– Tầng cao: 3 – 25 tầng
e) Khu ở 5: Khu trung tâm gồm các phường Linh tây, phường Linh Đông và phường Tam Phú. Khu vực này gồm dân cư hiện hữu phía Bắc tập trung chủ yếu nhà thấp tầng và khu dân cư mới phía Nam xen cái chung cư cao tầng.
– Quy mô diện tích: 739 ha.
– Quy mô dân số dự kiến: 100.000 người
– Mật độ xây dựng: 32 – 38%
– Tầng cao: 4 – 22 tầng.
4.2.2. Hệ thống trung tâm, các công trình dịch vụ đô thị:
a) Trung tâm hành chính quận: Di rời trung tâm hành chính quận hiện hữu về trung tâm mới tại phường Tam Phú với quy mô 38 ha. Các công trình công cộng khác dọc đường Võ Văn Ngân được giữ lại.
b) Trung tâm thương mại dịch vụ được quy hoạch kết hợp 5 phân khu ở gồm:
– Khu ở 1: bố trí tại ngã tư Đại học Quốc gia, quy mô diện tích khoảng 12ha.
– Khu ở 2: bố trí tại khu công nghiệp Trường Thọ sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
– Khu ở 3: bố trí dọc tuyến Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Linh Xuân, tại cụm công nghiệp địa phương chuyển đổi, quy mô diện tích khoảng 25 ha.
– Khu ở 4: chợ đầu mối Tam Bình, dọc trục đường Ngô Chí Quốc với quy mô 20 ha.
– Khu ở 5: khu chợ Thủ Đức và trong trung tâm hành chính quận và dọc trục Xa Lộ Hà Nội, quy mô diện tích khoảng 15ha.
– Dự kiến phát triển thêm trung tâm tài chính – ngân hàng trong khu vực trung tâm quận với quy mô diện tích hơn 38 ha ở phường Tam Phú.
c) Trung tâm thể dục – thể thao: duy trì cơ sở thể dục thể thao hiện tại trên đường Võ Văn Ngân (nhà thiếu nhi quận Thủ Đức) và quy hoạch mới tại cong viên tập trung phường Tam Phú, quy mô khoảng 30 – 40 ha (trên tổng diện tích quy hoạch công viên 200 ha).
d) Trung tâm Giáo dục đào tạo: giữ nguyên tại khu vực Đại học Quốc gia ở phường Linh Trung, quy mô khoảng 200 ha (trên tổng diện tích 800ha) kết hợp với các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng rải rác khác hiện có giữ lại.
e) Công trình y tế:
- Nâng cấp mở rộng Bệnh viện Thủ Đức
- Nâng cấp trang thiết bị và mở rộng 11 trạm y tế của 11 phường
- Quy hoạch thêm bệnh viện tại khu đô thị Vạn Phúc tại phường Hiệp Bình Phước.
4.2.3. Quy hoạch công viên cây xanh quận Thủ Đức:
– Xây dựng hệ thống cây xanh ven đường nhằm tạo không gian xanh, cải thiện chất lượng không khí.
– Quy hoạch công viên quận Thủ Đức tại phường Tam Phú với quy mô 200 ha; công viên bao gồm chức năng: công viên cây xanh, khu vui chơi giải trí, văn hóa, di tích lịch sử, công viên nghỉ dưỡng, khách sạn.
– Duy trì dải cây xanh tối thiểu 30m dọc theo hành lang bờ sông Sài gòn từ cầu Bình Phước tới cầu Sài Gòn; dải cây xanh rộng từ 20 – 30m đối với các sống lớn như Ông Dầu, Gò Dưa, Suối Cái…
– Quy hoạch công viên trung tâm tại các khu dân cư nhà ở.
4.2.4. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
– Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 dự kiến phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, kho bãi chuyển giao hàng hóa với quy mô diện tích 162,3 ha gồm Khu chế xuất Linh Trung I, II, khu công nghiệp Bình Chiểu…;
– Chuyển đổi các xí nghiệp nhỏ rải rác sang chức năng dân dụng, ưu tiên bố trí các công trình thương mại dịch vụ công trình hạ tầng xã hội hoặc công viên vui chơi giải trí, hạn chế phát triển thành các khu ở với tỷ lệ cao.
– Di rời các cơ sở sản xuất gây ôi nhiễm ra khỏi khu công nghiệp.
4.2.5. Công trình và quần thể công trình tôn giáo:
Trên địa bàn có nhiều công tôn giáo sẽ tôn tạo trùng tu bao vệ. Khi có nhu cầu xây dựng mới và mở rộng sẽ được xác định trong quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
4.2.6. Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật:
– Nhà máy nước Thủ Đức: 55 ha
– Nhà ga Bình Triệu: 47,4 ha (có 5 ha bãi xe ô tô)
– Tổng diện tích bến bãi: 85,39 ha
– Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức: 10 ha
– Trạm xử lý nước thải Trường Thọ: 10 ÷ 12 ha
– Nghĩa trang Thành phố: 10,5 ha
– Ga deport Hiệp Bình Phước: 16 ha
– Ga đường sắt Thủ Đức: 06 ha
– Các trạm điện và tuyến điện, trạm bơm tăng áp, trạm xử lý nước bẩn khác.
4.3. Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị:
4.3.1. Mục tiêu và quan điểm thiết kế đô thị:
a) Mục tiêu:
– Xây dựng các khu dân cư, các khu công trình phúc lợi công cộng theo đúng định hướng phát triển của quy hoạch chung.
– Cơ sở cho công tác quản lý công trình xây dựng nhà ở, công trình công cộng trên địa bàn.
– Cơ sở cho thiết kế đô thị trong quy hoạch chi tiết.
b) Quan điểm:
– Xác định yếu tố quan trọng trong cảnh quan đô thị các phân khu trung tâm, công viên, thương mại – dịch vụ.
– Quy định các khu vực cần nâng cấp bảo tồn và phát triển bền vững.
– Khu dân cư hiện hữu tự phát, thiết kế đô thị sẽ quy định tầng cao, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, các tuyến đường bộ, đường thủy, tỷ lệ cây xanh, mặt nước cần có trong thiết kế đô thị.
4.3.2. Các vùng kiến trúc và cảnh quan trong đô thị:
Toàn bộ quận Thủ Đức được chia làm 2 vùng kiến trúc cảnh quan riêng biệt: vùng có điều kiện đất tốt và vùng có nền đất thấp.
a) Vùng có điều kiện đất tốt: giới hạn từ đường Đặng Văn Bi, đường Võ Văn Ngân, đường Tô Ngọc Vân và Tỉnh lộ 43, bao gồm các phường Bình Thọ, phường Linh Chiểu, phường Linh Trung, phường Linh Xuân, phần Linh Tây, phường Linh Đông, phường Tam Phú, phường Tam Bình và phường Bình Chiểu. Quy mô diện tích khoảng 1.845 ha, chiếm 38,72% diện tích toàn quận
b) Vùng có điều kiện đất thấp: phần còn lại, nằm ở phía Tây Nam, giới hạn từ vùng cải tạo 2.920 ha về phía sông Sài Gòn, chiếm 61,28% diện tích toàn quận.
4.3.3. Tổ chức không gian các khu trung tâm:
– Trung tâm quận: khu trung tâm hỗn hợp cấp quan cấp quận tập trung các cơ quan hành chính cấp quận, trung tâm thương mại, giáo dục, y tế, trung tâm văn hóa.
– Trung tâm khu ở 1: Khu dân cư có mức sống trung bình với các chức năng công nghiệp nhẹ, thương mại – dịch vụ, giải trí.
– Trung tâm khu ở 2: Khu dân cư có mức sống cao với quy hoạch khu biệt thự với mật độ xây dựng thấp, không gian cộng đồng, văn hóa, giải trí, thương mại cao cấp.
– Trung tâm khu ở 3: Khu nhà ở cao tầng nằm gần khu nhà ga depot với các trung tâm thương mại, mua sắm, dịch vụ ngân hàng cao cấp.
– Trung tâm khu ở 4: Được quy hoạch làm trung tâm lưu thông hàng hóa đầu mối Thủ Đức, cùng các dịch vụ hậu cần, ngân hàng, kho bãi, khu dân cư, bệnh viện.
– Trung tâm khu ở 5: Với điểm nhấn là công viên trung tâm Tam Phú với chức năng thể dục thể thao – công viên cây xanh – công viên văn hóa.
4.3.4. Cửa ngõ đôt hị:
a) Cửa ngõ đường bộ:
– Cửa ngõ Đông Bắc: xác định là trung tâm giáo dục cấp quốc gia.
– Cửa ngõ phía Nam: đặt tại khu phức hợp dự kiến phát triển giai đoạn dài hạn.
– Cửa ngõ Tây Bắc 1: đặt tại khoảng qua rạch Vĩnh Bình.
– Cửa ngõ Tây Bắc 2: khu vực hai bên cầu Bình Phước.
– Cửa ngõ Tây Nam: tại quỹ đất chuyển đổi từ khu công nghiệp Bình Thọ.
b) Cửa ngõ đường sắt: Tại nhà ga đường sắt Bình Triệu, dự kiến được quy hoạch mở rộng nâng cấp theo đề án di rời nhà ga Thống Nhất.
c) Cửa ngõ đường thủy: tại vị trí cầu Bình Phước, cầu Bình Triệu và bán đảo Trường Thọ.
Thông tin quy hoạch các quận huyện TPHCM
Bạn có thể xem thêm các thông tin, bản đồ quy hoạch các quận, huyện khác của thành phố Hồ Chí Minh dưới đây:
Thông tin, bản đồ quy hoạch TP HCM
Thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 1
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 3
Thông tin, bản đồ quy hoạch Quận 4
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 5
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 6
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 7
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 8
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 10
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 11
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 12
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Bình Tân
Thông tin, bản đồ quy hoạch Bình Thạnh
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Gò Vấp
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Phú Nhuận
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Tân Bình
Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Tân Phú
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Bình Chánh
Thông tin, bản đồ quy hoạch Củ Chi
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Hóc Môn
Thông tin, bản đồ quy hoạch Nhà Bè
Trên đây là những thông tin và bản đồ quy hoạch TP Thủ Đức TPHCM đến năm 2030. Chúng tôi sẽ còn tiếp tục cập nhật những thông tin, bản đồ quy hoạch các quận, huyện khác tại QUY HOẠCH TPHCM. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp khách hàng tìm ra được hướng đầu tư bất động sản đúng đắn.